Mang thai được xem là một trong những khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của người phụ nữ, nhưng với nhiều người, đó còn là khoảng thời gian của sự bối rối, sợ hãi, buồn bã, căng thẳng và thậm chí là suy sụp tinh thần.
Khoảng 10-20% phụ nữ sẽ phải đấu tranh với các triệu chứng suy nhược trong thời gian mang thai và từ ¼ đến một nửa số phụ nữ bị suy nhược nặng. Suy nhược là sự rối loạn về tâm trạng, cứ 4 phụ nữ thì có một người gặp phải vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống, vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi phụ nữ có thai mắc phải loại bệnh này.
Tuy nhiên, chứng suy nhược không được quan tâm đúng mức trong thời gian mang thai vì người ta nghĩ rằng đó là một loại mất căn bằng về hormon; giả định này có thể gây nguy hiểm với người mẹ và thai nhi. Chứng suy nhược là một loại bệnh có thể chữa trị và kiểm soát được trong thời gian mang thai, nhưng tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ là quan trọng nhất.
Chứng suy nhược trong thời gian mang thai là gì?
Chứng suy nhược trong khi mang thai, hoặc chứng suy nhược trước khi sinh con, là tâm trạng rối loạn suy nhược lâm sàng. Rối loạn tâm trạng là chứng bệnh về sinh học do có những thay đổi trong não. Trong thời gian mang thai, những thay đổi của hormon có thể ảnh hưởng đến não, trực tiếp liên quan đến chứng suy nhược và hồi hộp. Những triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn do những khó khăn trong cuộc sống có thể dẫn đến suy nhược trong khi mang thai
Những dấu hiệu của chứng suy nhược khi mang thai
Phụ nữ bị suy nhược thường có một số triệu chứng sau trong 2 tuần hoặc hơn:
• Luôn buồn bã
• Khó tập trung
• Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
• Mất hứng thú với các hoạt động ưa thích
• Luôn suy nghĩ về cái chết, tự tử hoặc tuyệt vọng
• Hồi hộp
• Cảm giác tội lỗi hoặc vô dụng
• Thay đổi thói quen ăn uống
Những dấu hiệu có thể bắt đầu chứng suy nhược trong thời gian mang thai
• Rắc rối về các mối quan hệ
• Gia đình hoặc bản thân có tiền sử bị chứng suy nhược
• Điều trị về khả năng sinh sản
• Từng bị sẩy thai
• Nhiều căng thẳng trong cuộc sống
• Có tiền sử bị lạm dụng hoặc bị tổn thương
Chứng suy nhược trong thời gian mang thai có thể gây hại đến thai nhi không?
Chứng suy nhược không được điều trị có thể gây hại đến mẹ và thai nhi. Nếu không điều trị, chứng suy nhược có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, uống r***, hút thuốc và các hành vi tự tử dẫn đến sinh non, sinh thiếu cân và các vấn đề về phát triển thai nhi. Một phụ nữ bị suy nhược thường không có sức mạnh hoặc mong muốn chăm sóc cho bản thân hay cho thai nhi trong bụng mình và đây là lý do làm phát sinh nhiều vấn đề khác.
Mang thai được xem là một trong những khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của người phụ nữ, nhưng với nhiều người, đó còn là khoảng thời gian của sự bối rối, sợ hãi, buồn bã, căng thẳng và thậm chí là suy sụp tinh thần.
Khoảng 10-20% phụ nữ sẽ phải đấu tranh với các triệu chứng suy nhược trong thời gian mang thai và từ ¼ đến một nửa số phụ nữ bị suy nhược nặng. Suy nhược là sự rối loạn về tâm trạng, cứ 4 phụ nữ thì có một người gặp phải vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống, vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi phụ nữ có thai mắc phải loại bệnh này.
Tuy nhiên, chứng suy nhược không được quan tâm đúng mức trong thời gian mang thai vì người ta nghĩ rằng đó là một loại mất căn bằng về hormon; giả định này có thể gây nguy hiểm với người mẹ và thai nhi. Chứng suy nhược là một loại bệnh có thể chữa trị và kiểm soát được trong thời gian mang thai, nhưng tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ là quan trọng nhất.
Chứng suy nhược trong thời gian mang thai là gì?
Chứng suy nhược trong khi mang thai, hoặc chứng suy nhược trước khi sinh con, là tâm trạng rối loạn suy nhược lâm sàng. Rối loạn tâm trạng là chứng bệnh về sinh học do có những thay đổi trong não. Trong thời gian mang thai, những thay đổi của hormon có thể ảnh hưởng đến não, trực tiếp liên quan đến chứng suy nhược và hồi hộp. Những triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn do những khó khăn trong cuộc sống có thể dẫn đến suy nhược trong khi mang thai
Những dấu hiệu của chứng suy nhược khi mang thai
Phụ nữ bị suy nhược thường có một số triệu chứng sau trong 2 tuần hoặc hơn:
• Luôn buồn bã
• Khó tập trung
• Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
• Mất hứng thú với các hoạt động ưa thích
• Luôn suy nghĩ về cái chết, tự tử hoặc tuyệt vọng
• Hồi hộp
• Cảm giác tội lỗi hoặc vô dụng
• Thay đổi thói quen ăn uống
Những dấu hiệu có thể bắt đầu chứng suy nhược trong thời gian mang thai
• Rắc rối về các mối quan hệ
• Gia đình hoặc bản thân có tiền sử bị chứng suy nhược
• Điều trị về khả năng sinh sản
• Từng bị sẩy thai
• Nhiều căng thẳng trong cuộc sống
• Có tiền sử bị lạm dụng hoặc bị tổn thương
Chứng suy nhược trong thời gian mang thai có thể gây hại đến thai nhi không?
Chứng suy nhược không được điều trị có thể gây hại đến mẹ và thai nhi. Nếu không điều trị, chứng suy nhược có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, uống r***, hút thuốc và các hành vi tự tử dẫn đến sinh non, sinh thiếu cân và các vấn đề về phát triển thai nhi. Một phụ nữ bị suy nhược thường không có sức mạnh hoặc mong muốn chăm sóc cho bản thân hay cho thai nhi trong bụng mình và đây là lý do làm phát sinh nhiều vấn đề khác.
Người đàn ông bị vợ đánh suốt 20 năm, luôn phải trang điểm để che dấu vết
Hoa hậu Kỳ Duyên không có ý định sẽ sửa thêm bất cứ bộ phận nào khác ngoài vòng 1
Mang bầu mùa hè, mẹ nhớ ăn ngay món rau “chạy ra chợ là có“ lại cực bổ dưỡng này!
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung chỉ ra những dấu hiệu sắp sinh con so mẹ bầu nên biết
Mẹ Thanh Hóa chỉ nặng vỏn vẹn 35kg kể chuyện đặt cược tính mạng mang 3 thai trong bụng
Sinh mổ, bà mẹ đau lòng khi xem mặt con gái thấy vết cắt dài trên má